Sự nghiệp Đa_Đạc

Thời Hoàng Thái Cực

Sơ phong Bối lặc

Năm Thiên Mệnh thứ 5 (1620), Đa Đạc được phong vị "Hòa Thạc Ngạch Chân" (和碩額真). Vào năm 13 tuổi (1626), ông được phong làm Đa La Bối lặc (多羅貝勒), thống lĩnh Chính Bạch kỳ, bắt đầu tham dự chính sự bộ Lễbộ Binh[4].

Năm thứ 11 (1626), Nỗ Nhĩ Cáp Xích qua đời, Đại phi A Ba Hợi bị ép tuẫn táng theo, "đồng cữu nhi liễm".

Năm Thiên Thông thứ 2 (1628), Đa Đạc theo Hoàng Thái Cực chinh phạt các bộ lạc Đa La Đặc bộ, do có công nên được ban hiệu "Ngạch Nhĩ Khắc Sở Hỗ Nhĩ" (額爾克楚虎爾)[5][6]. Năm sau, ông lại theo Hoàng Thái Cực phạt Minh, theo Long Tĩnh quan (nay thuộc Hà Bắc) tiến vào biên cảnh của Minh triều. Vừa vặn gặp được đại quân của Đa Nhĩ CổnMãng Cổ Nhĩ Thái, đánh chiếm Tuân Hoá, áp sát kinh sư Bắc Kinh. Trận Quảng Cừ môn, Đa Đạc vì nhỏ tuổi mà bị lưu lại phía sau, hạ gục bại binh của nhà Minh. Quân đội đến Kế Châu lại đánh bại viện binh của quân Minh.[7]

Năm thứ 5 (1631), ông tham gia vây khốn quân Minh trong chiến dịch Đại Lăng Hà. Quân Minh đóng quân tại Tiểu Lăng Hà, Hoàng Thái Cực suất 2 trăm kỵ binh tấn công, quân Minh bỏ chạy. Ông đem quân đuổi theo, nhưng để mất thăng bằng và bị ngã ngựa, suýt bỏ mạng ở ngoài thành Cẩm Châu.[8]

Năm thứ 6 (1632), ông lại theo Hoàng Thái Cực chinh phạt Sát Cáp Nhĩ, thống lĩnh quân cánh phải, bắt được hơn 1000 người.[8]

Năm thứ 7 (1633), Hoàng Thái Cực trưng cầu ý kiến của các đại thần về việc đánh Minh triều, Triều Tiên, Sát Cáp Nhĩ, nên đánh địa phương nào trước. Đa Đạc nói:[9]

Quân ta không sợ chiến tranh, thế nhưng đánh bên ngoài Sơn Hải Quan, làm sao có thể nhất định thành công đây? Đánh Sơn Hải Quan cùng đánh Yên Kinh chính là giống nhau. Ta cho rằng, nên trực tiếp đánh vào Sơn Hải Quan, đây là nguyện vọng của toàn thể quan binh, chúng ta muốn thoả mãn họ, cũng là kế hoạch lâu nay. Xem xét thì, xưa nay đều như thế. Quân ta nếu như tập kích, nhưng địch nhân đã có phòng bị, vậy làm sao còn cơ hội để lợi dụng? Chúng ta tại sao phải hướng Minh triều giảng hoà đây? Chúng ta là cân nhắc khổ cực của binh lính, tạm thời hoà hoãn. Nhưng nếu có cơ hội, thì chúng ta còn chờ cái gì? Về phần Sát Cáp Nhĩ, tạm thời không nên động. Triều Tiên đã cùng chúng ta nghị hoà, cũng không nên động gấp. Hiện tại, nên thực hiện kế hoạch lớn đánh Minh triều

Năm thứ 8 (1634), Đa Đạc theo Hoàng Thái Cực tiến công chiếm đóng Tuyên Phủ (nay thuộc Trương Gia Khẩu, Hà Bắc), cùng Ba Nhan Châu Nhĩ Khắc (巴颜珠尔克) tiến nhập biên cảnh. Bái kiến Hoàng Thái Cực tại Ứng Châu (nay thuộc Ứng huyện, Sóc Châu, Sơn Tây), lại tiến đánh Sóc Châu, qua Ngũ Đài Sơn trở về. Một lần nữa đánh bại quân Minh ở Đại Đồng.[10]

Năm thứ 9 (1635), Hoàng Thái Cực phái chư Bối lặc tấn công Minh triều, tuần hành Sơn Tây, mệnh Đa Đạc suất quân đội vào Ninh, Cẩm tấn công quân Minh. Đây là lần đầu tiên ông được làm thống lĩnh. Đa Đạc theo Quảng Ninh (nay thuộc thành phố Bắc Trấn, tỉnh Liêu Ninh) tiến vào, lại phái Cố Sơn Ngạch Chân A Sơn (阿山), Thạch Đình Trụ (石廷柱) suất 400 binh lính đi tiên phong. Tổ Đại Thọ hợp Cẩm Châu, Tùng Sơn, hơn 3500 binh lính, đóng tại phía tây Đại Lăng Hà, Đa Đạc suất sở bộ nhanh chóng công kích, quân đội của Tổ Đại Thọ tan tác. Ông sai người chia đường truy kích, tới Cẩm Châu, Tùng Sơn, trảm hoạch nhân số không cách nào tính toán được. Hôm sau, hồi quân về Quảng Ninh, Hoàng Thái Cực ra ngoài 5 dặm nghênh đón, thưởng ngựa tốt 5 con, khôi giáp 5 bức. Hoàng Thái Cực nói rằng:[11]

朕幼弟初专阃, 即能制胜, 是可嘉也!

.

Trẫm ấu đệ sơ chuyên khổn, tức năng chế thắng, thị khả gia dã!

Phong Dự Quận vương
Chân dung Dự Thân vương Đa Đạc

Năm Sùng Đức nguyên niên (1636), Đa Đạc được phong làm "Hòa Thạc Dự Thân vương", chưởng quản Lễ bộ, theo Hoàng Thái Cực thảo phạt Triều Tiên, lĩnh 1000 binh Kế Cát Bố Thập Hiền từ Sa Hà Bảo đánh đến Triều Tiên đô thành Hán Dương (nay là Seoul, Hàn Quốc). Đa Đạc đánh bại quân Triều TiênNam Hán Sơn Thành (南漢山城, 남한산성), thu được hơn 1000 chiến mã.[12]

Năm thứ 3 (1638), Hoàng Thái Cực sai Đại Tướng quân Duệ Thân vương Đa Nhĩ Cổn, Khắc Cần Quận vương Nhạc Lạc chia làm 2 đường đánh quân Minh, lại phái Trịnh Thân vương Tế Nhĩ Cáp Lãng cùng Dự Thân vương Đa Đạc tại Ninh, Cẩm phối hợp tác chiến, kiềm chế quân Minh ở quan ngoại. Duệ Thân vương Đa Nhĩ Cổn là chủ lực, trước xuất phát, Hoàng Thái Cực đích thân đưa tiễn, Đa Đạc lấy cớ tị đậu từ chối, mà không cùng tiễn đưa. Hoàng Thái Cực cực kì phẫn nộ.

Tháng 11, phạt Cẩm Châu, Đa Đạc từ biên giới Mông Cổ Trát Cổn Bác Luân suất binh của Ba Nha Lạt cùng Thổ Mặc Đặc nhập biên cảnh nhà Minh, đánh hạ Đại Hưng Bảo (大兴堡), bắt giữ tù binh, lại bắt được gián điệp của quân Minh. Ông phụng chiếu cùng Trịnh Thân vương Tế Nhĩ Cáp Lãng hội quân. Trên đường, tướng quân nhà Minh là Tổ Đại Thọ suất bộ tập kích đường lui của ông, làm quân Thanh tổn thất 9 người, mất 30 con ngựa. Ông vừa chiến vừa chạy, suốt đêm chạy đến nơi đóng quân của Tế Nhĩ Cáp Lãng. Hoàng Thái Cực thống lĩnh quân đến, địch không dám ra.[13]

Năm thứ 4 (1639), tháng 5, tông thất vương công đại thần tại Sùng Chính điện cùng nghị tội Đa Đạc, đoạt một phần ba ngưu lục Chính Bạch Kỳ của ông giao cho Đa Nhĩ Cổn. Đa Đạc bị giáng làm "Đa La Bối lặc", phạt tiền 1 vạn, được quản nhiếp Binh bộ, nhưng không có quyền quyết định những sự việc trọng đại, cũng không thể hỏi đến chính vụ thẩm tra xử lý hằng ngày. Tháng 10, phạt Ninh Viễn, ông trảm được Tổng binh Kim Quốc Phượng.[14]

Năm thứ 5 (1640), tháng 3, ông cùng Trịnh Thân vương Tế Nhĩ Cáp Lãng suất quân đội chỉnh đốn thành Nghĩa Châu, trú binh đồn điền, lại tập kích quấy nhiễu quân Minh bên ngoài Sơn Hải Quan, làm Minh triều không thể trồng trọt. Tháng 5, Hoàng Thái Cực đến xem. Mông Cổ Đa La Đặc bộ Tô Ban Đại từng phụ thuộc Minh triều lại quy hàng Đại Thanh, Hoàng Thái Cực mệnh ông cùng Tế Nhĩ Cáp Lãng suất binh nghênh tiếp, lúc đi qua Hạnh Sơn - Cẩm Châu, quân Minh đuổi theo, Đa Đạc phấn kích đại bại quân Minh, được thưởng 9 con ngựa tốt. Vây Cẩm Châu, dạ phục binh Tang A Nhĩ Trai Bảo, sáng sớm địch quân đến, thất bại, truy đến Tháp Sơn, chém đầu hơn 80 người, lấy được 20 con ngựa.[15]

Năm thứ 6 (1641), Đa Đạc tham gia trận Tùng Cẩm (松錦之戰). Tháng 3, Hoàng Thái Cực sai Trịnh Thân vương Tế Nhĩ Cáp Lãng, Vũ Anh Quận vương A Tế Cách cùng Đa Đạc chỉ huy quân Thanh vây công Cẩm Châu, lập 8 quân doanh bao quanh thành, đào hào để vây khốn. Thành thủ người Mông Cổ Tương Nặc Mộc Tề (将诺木齐) của Tổ Đại Thọ xin quy hàng, quân Thanh đột nhập vào thành, tấn công quân Đại Thọ, đưa người đầu hàng ra ngoài, đưa đến Nghĩa Châu. Hoàng Thái Cực biết trước quân Minh tại Hạnh Sơn chắc chắn sẽ bỏ chạy, lệnh Đa Đạc nửa đường bố trí mai phục. chặn giết quân Minh. Đa Đạc thiết kế mai phục ở giữa Hạnh Sơn và Tùng Sơn, làm quân Hạnh Sơn toàn quân bị diệt. Viện binh của quân Minh từ Hạnh Sơn đến Tùng Sơn, Đa Đạc cùng Tế Nhĩ Cáp Lãng suất lĩnh 2 cánh quân mai phục ở Cẩm Châu Nam Sơn Tây Cương và Tùng Sơn Bắc Lĩnh, quân Túng Cát Bố Thập Hiền dụ địch, 2 cánh quân giáp công, đại bại quân Minh.[16]

Hồng Thừa Trù đem 13 vạn quân cứu viện Cẩm Châu. Tháng 7, Hoàng Thái Cực đích thân suất đại quân, mất 6 ngày từ Thịnh Kinh đến Tùng Sơn. Cùng với Đa Đạc, Túc Thân vương Hào Cách vây khốn Kế Liêu Tổng đốc Hồng Thừa Trù, quân Minh thập phần kinh sợ, thừa dịp ban đêm chạy trốn. Đa Đạc phục binh bên đường, Tổng binh Ngô Tam Quế, Vương Phát từ Hạnh Sơn chạy đến Ninh Viễn, quân Thanh đuổi đến cao kiều, bọn Ngô Tam Quế chỉ muốn chạy lấy người. Đa Đạc cùng chư vương luân phiên vây Tùng Sơn, nhiều lần phá địch.[17]

Năm thứ 7 (1642), tháng 2, Tùng Sơn Phó tướng Hạ Thừa Đức sai người đến truyền lời, dùng con hắn làm vật thế chấp, xin làm nội ứng cho quân Thanh. Nửa đêm, Đa Đạc đem quân leo thang vào thành, bắt sống bọn Hồng Thừa Trù và Tuần phủ Khâu Dân Ngưỡng, Tổ Đại Thọ đầu hàng. Do có công lao nên Đa Đạc được phục phong làm "Đa La Dự Quận vương".[18]

Năm thứ 8 (1643), ngày 9 tháng 8, Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực băng, Đa Đạc cùng A Tế Cách quỳ khuyên Đa Nhĩ Cổn kế thừa đại thống, mà con trai của Hoàng Thái Cực là Túc Thân vương Hào Cách cũng mưu cầu tự lập, lại đạt được sự ủng hộ của Lưỡng Hoàng Kỳ cùng Chính Lam Kỳ, hai bên giương cung bạt kiếm, hết sức căng thẳng. Sau khi Đa Nhĩ Cổn căn nhắc lợi hại, đề nghị lập con trai thứ 9 của Hoàng Thái CựcPhúc Lâm tức vị, do ông cùng Trịnh Thân vương Tế Nhĩ Cáp Lãng phụ chính, đề nghị này được mọi người cùng tán thành.

Ngày 26 tháng 8, tại Thịnh Kinh, Phúc Lâm kế vị ngôi Hoàng Đế, năm sau thay đổi niên hiệu là Thuận Trị. Từ đó về sau, Đa Nhĩ Cổn trở thành Nhiếp Chính vương, nắm giữ mọi quân chính đại quyền. Đa Nhĩ Cổn xem Đa Đạc là cánh tay phải, uỷ thác trách nhiệm, hoặc cùng tác chiến, hoặc nhậm chủ soái. Đa Đạc từ đó về sau thanh danh hiển hách, trở thành một nhân vật phong vân trong thời kỳ Minh mạt Thanh sơ.

Thời Thuận Trị

Suất quân nhập quan

Năm Thuận Trị nguyên niên (1644), ngày 9 tháng 4, Đa Đạc cùng A Tế Cách theo Nhiếp chính vương Đa Nhĩ Cổn suất lĩnh hai phần ba binh lực Mãn, Mông cùng Hán quân Khổng Hữu Đức, Cảnh Trọng Minh (Tĩnh Nam vương), Thượng Khả Hỉ (Bình Nam vương), xuất phát từ Thịnh Kinh, tiến quân đến Sơn Hải quan, chuẩn bị tiến vào Trung Nguyên. Lúc đại quân đến Liêu Hà, Minh Liêu Đông tổng binh Ngô Tam Quế sai phó tướng là Dương Khôn đến quân doanh nhà Thanh xin đầu hàng, lại mang đến tin tức quân Đại Thuận của Lý Tự Thành chiếm lĩnh Bắc Kinh, Sùng Trinh treo cổ tự vẫn. Đa Nhĩ Cổn lập tức lệnh Đa Đạc cùng A Tế Cách thần tốc tiến đến Sơn Hải quan.

Ngày 21 tháng 4, quân Thanh cách Sơn Hải quan 15 dặm đóng quân nghỉ ngơi, hai quân Lý-Ngô xảy ra Đại chiến Sơn Hải quan (山海关大战). Ngày 26, tiến đến cách Sơn Hải quan 10 dặm, Ngô Tam Quế báo quân Tự Thành đã xuất biên, Đa Nhĩ Cổn lệnh chư vương phản công, đánh bại quân Lý Tự Thành, đem đường thông suốt đến Nhất Phiến Thạch. Hôm sau, quân Thanh đến Sơn Hải quan, Ngô Tam Quế mở cổng nghênh đón.[19]

Ngày 30 tháng 4, quân Thanh tiến đến Kế Huyện, biết được tin tức quân Lý Tự Thành rút khỏi Bắc Kinh, Đa Nhĩ Cổn lập tức lệnh A Tế Cách cùng Đa Đạc thống lĩnh quân tinh nhuệ Bác kỳ, vòng qua Bắc Kinh truy kích quân Đại Thuận. Bản thân Đa Nhĩ Cổn tự mình mang một bộ phận tinh binh tiến đến Bắc Kinh. Đa Đạc cùng A Tế Cách suất quân truy kích quân Đại Thuận đến tận Cố Quan mới hồi Kinh.

Diệt quân Đại Thuận

Tháng 10 cùng năm, ông được tiến phong làm Thân vương, phong chức "Định Quốc Đại Tướng quân" (定國大將軍), thống lĩnh tướng sĩ nam chinh[20].

Sau khi quân Thanh chiếm được Bắc Kinh, Lý Tự Thành cùng quân Đại Thuận chạy đến Sơn Tây, Hà Nam. Từ ngày 12 tháng 10 bắt đầu phản công ở Hà Nam, Hoài Khánh (nay thuộc Thẩm Dương), liên tiếp tấn công Tể Nguyên, Mạnh Huyền, đại bại quân Thanh tại Bách Dương trấn. Đa Nhĩ Cổn biết tin, lập tức ra lệnh quân đội đang nam hạ của Đa Đạc chuyển hướng Tây, trước giải vây Hoài Khánh, sau đó từ Hà Nam sang Hoàng Hà, cùng Anh Thân vương A Tế Cách hình thành thế trận Nam-Bắc giáp công, đồng thời tấn công quân Đại Thuận.

Tháng 12, ông tiến quân đến Thẩm Châu (nay thuộc Hà Nam), đánh bại quân Đại Thuận, xu hướng tiến đến Đồng Quan. Lý Tự Thành nghe tin, vội vàng mang quân rời khỏi Đồng Quan. Đa Đạc vì muốn lần này chắc chắn thắng lợi, điều thêm Cố Sơn Ngạch chân A Sơn, Mã Lạt Hi, dọc theo Bồ Châu (nay thuộc Sơn Tây) viện trợ quân Thanh ở Đồng Quan, lại điều Hồng y đại pháo đến tăng cường trang bị.

Năm Thuận Trị thứ 2 (1645), tháng 1, Đa Đạc suất lĩnh nam lộ quân, đại bại quân Đại Thuận tại Đồng Quan. Đồng thời, Anh Thân vương A Tế Cách suất lĩnh bắc lộ quân cũng một đường quá quan trảm tướng, thế như chẻ tre, sớm ngày hội quân cùng Đa Đạc. Nam Bắc hai bề thụ địch, Lý Tự Thành vứt bỏ Tây An, chạy khỏi hướng Lam Điền đến Thương Châu (nay thuộc Thiểm Tây), liên tục chiến đấu ở vùng Hồ Quảng.[21]

Ngày 17 tháng 5, tại núi Cửu Cung, tỉnh Hồ Bắc, Lý Tự Thành bị hương dân địa phương giết chết, chính quyền Đại Thuận đến đây diệt vong.

Bình định Giang Nam
Sử Khả Pháp

Dương Châu là trọng trấn phía bắc của Trường Giang, lại là cửa ngõ của triều đình Hoằng Quang tại Nam Kinh. Vậy nên từ tháng 5 năm Thuận Trị nguyên niên (1644), Sử Khả Pháp đã bắt tay vào xây dựng hệ thống phòng ngự lấy Dương Châu làm trung tâm.

Năm Thuận Trị thứ 2 (1645), sau khi cục diện Đồng QuanThiểm Tây đã định, Đa Đạc lại phụng mệnh nam hạ để tiêu diệt Nam Minh (tàn dư của triều Minh). Đêm 20 tháng 5, thành Dương Châu bị phá, Sử Khả Pháp cắt tay tự vẫn nhưng không chết, bị quân Thanh bắt sống. Đa Đạc vào thành, mời ông đến phủ đệ để khuyên ông quy hàng

前以书谒请, 而先生不从. 今忠义既成, 当畀重任, 为我收拾江南

.

Tiền dĩ thư yết thỉnh, nhi tiên sinh bất tòng. Kim trung nghĩa ký thành, đương tí trọng nhâm, vi ngã thu thập giang nam

Sử Khả Pháp bình tĩnh trả lời:

城亡与亡, 我意已决, 即碎尸万段, 甘之如饴, 但扬州百万生灵不可杀戮!"

.

Thành vong dữ vong, ngã ý dĩ quyết, tức toái thi vạn đoạn, cam chi như di, đãn dương châu bách vạn sinh linh bất khả sát lục!

Sau đó oanh liệt hy sinh, chung niên 45 tuổi.

Một bức tranh về Dương Châu thập nhật vào tháng 5 năm 1645

Sau đó Đa Đạc ra lệnh tiến hành đốt giết toàn thành Dương Châu trong 10 ngày, lịch sử gọi là Dương Châu thập nhật (揚州十日). 1 tháng sau, quân của Đa Đạc vượt Trường Giang, tấn công Kinh Khẩu (nay thuộc thành phố Trấn Giang, tỉnh Giang Tô), tiến đến kinh sư Nam Kinh của Nam Minh, Hoằng Quang Đế bỏ trốn. Đại thần Nam Minh dâng thành Nam Kinh đầu hàng quân Thanh. Đa Đạc sai Bối lặc Ni KhamBối tử Truân Tề (con trai Khác Hi Bối lặc Đồ Luân, cháu nội Trang Thân vương Thư Nhĩ Cáp Tề) truy kích. Minh Phúc vương Chu Do Tung bị bắt, đưa về Bắc Kinh xử tử. Hoằng Quang Đế tại vị vẻ vẹn 1 năm đã bị tiêu diệt[22].

Sau khi Nam Kinh thất thủ, lại có Lộ vương Chu Thường Phương (朱常淓) ở Hàng Châu, Uy Tông Thái tử Vương Chi Minh (王之明) ở Ứng Thiên, Ích vương Chu Từ Đài (朱慈炲) ở Phủ Châu, Tĩnh Giang vương Chu Hanh Gia (朱亨嘉) ở Quế Lâm, trước sau thành lập chính quyền giám quốc, bất quá là phù dung sớm nở tối tàn, được vài ngày liền tuyên cáo chấm dứt. Trong tháng 6, Đa Đạc phái binh bình định Giang Chiết, nhanh chóng ổn định trật tự[23].

Tháng 10, Đa Đạc cùng đại quân áp giải Hoằng Quang Đế cùng bọn nguỵ Thái tử, Chu Thường Phương về Bắc Kinh, Thuận Trị Đế đích thân nghênh đón tại Nam Uyển. Đa Đạc được tấn phong "Hòa Thạc Đức Dự Thân vương" (和碩德豫親王), lại được ban thưởng cực kì phong phú[23].

Chinh thảo Mông Cổ

Năm Thuận Trị thứ 3 (1646), tháng 5, Đa Đạc được bổ nhiệm giữ chức "Dương Uy Đại Tướng quân" (揚威大將軍)[24], xuất binh chinh thảo một cuộc nổi loạn của Đằng Cơ Tư (騰機思), Đẳng Cơ Đặc (腾机特) thuộc Mông Cổ Tô Ni Đặc bộ, cùng xuất quân còn có Thừa Trạch Quận vương Thạc Tắc làm Tham tán quân vụ. Đến tháng 10 thì đại thắng hồi triều. Thuận Trị đế đích thân ra An Định môn nghênh đón, ban thưởng một bộ yên ngựa[25].

Một năm sau, Đa Đạc thụ phong tước "Phụ Chính thúc Đức Dự Thân vương" (輔政叔 和碩德豫親王), trở thành nhân vật đứng thứ hai trên thực tế trong triều đình nhà Thanh[26].